Weather
Buôn Ma Thuột, VN
11:19 chiều, 21 Tháng mười một, 2024
22°C
mây cụm
Wind: 10 Km/h
Pressure: 1013 mb
Visibility: 10 km
Sunrise: 05:48
Sunset: 17:18
Chính Sách

Định hướng chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thông Đắk Lắk 2021 – 2030

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch số 4356/KH-SNN nhằm triển khai Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 18/10/2022 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, với tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu của Kế hoạch này là xây dựng nền nông nghiệp có khả năng sản xuất hàng hóa, đồng thời phát triển dựa trên ưu điểm địa phương, theo hướng hiện đại, năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và cạnh tranh, đạt vị thế dẫn đầu trong khu vực Tây Nguyên. Điều này đồng thời đảm bảo an ninh lương thực, góp phần ổn định kinh tế-xã hội, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Kế hoạch cũng tập trung vào việc nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống và vai trò của người tham gia sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm phi nông nghiệp để giảm nghèo bền vững ở vùng nông thôn. Mục tiêu cuối cùng là phát triển nông thôn hiện đại liên kết với quá trình đô thị hóa, đảm bảo cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội đồng bộ, duyệt hơn với khu vực đô thị, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh và trật tự.

Các chỉ tiêu đến năm 2030

– Tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (gọi là ngành nông nghiệp) đạt bình quân 4,33 – 4,5/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp đạt bình quân từ 7,0 đến 8,0 %/năm.

– Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau đây gọi là Tỷ lệ giá trị nông sản) được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 28,28%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt trên 25%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 18%; tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 7,5%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ đạt khoảng 1,5 đến 1,8% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp; tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 4,5%/năm.

– Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống còn khoảng 50%; tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 60%; trên 90% Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất từ 1,5 – 1,7 lần so với năm 2020.

– Tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trong tổng sản phẩm phân bón được sản xuất và tiêu thụ đạt trên 15%; tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng lên trên 30%; tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt từ 40 %, tăng cường chất lượng rừng; thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho 90% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.

Tầm nhìn đến năm 2050

Đưa nền nông nghiệp phát triển hàng đầu khu vực Tây Nguyên nói riêng và thuộc nhóm có thứ hạng cao toàn quốc nói chung với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hoà với đô thị.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 08 giải pháp sau:

1. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động

– Tăng cường thông tin tuyên truyền đến công chức, viên chức về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn phát triển mới, về cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; về các mục tiêu, định hướng và giải pháp của Kế hoạch.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật, phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, theo trọng tâm, trọng điểm; hướng tới nhận thức, hành động đúng, đầy đủ, toàn diện và kết quả, hiệu quả thực chất trong thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

– Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, xây dựng mô hình trình diễn, hình thành lực lượng tư vấn, xây dựng chương trình để từng bước chuyển đổi sang tư duy kinh tế nông nghiệp trong toàn ngành.

– Ứng dụng công nghệ thông tin để thông tin tuyên truyền việc triển khai thực hiện Kế hoạch của đơn vị thông qua website, báo, tạp chí, truyền hình.

2. Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách đột phá trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

– Tập trung rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành đảm bảo phù hợp với các chủ trương, định hướng, nhiệm vụ của Kế hoạch để đề xuất điều chỉnh và hướng dẫn tổ chức triển khai có hiệu quả.

– Nghiên cứu những cơ chế, chính sách mới tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021-2030. Tiếp tục hoàn thành xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án trọng tâm, trọng điểm của ngành nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn để xuất khẩu.

– Thường xuyên báo cáo việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, khó khăn và vướng mắc trong thực tiễn để nghiên cứu điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Tái cơ cấu ngành nông nghiệp hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

– Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định 2325/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 776/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tỉnh Đắk Lắk.

– Hướng dẫn, lựa chọn sản phẩm và quy mô sản xuất; giống, quy trình sản xuất và thiết bị công nghệ; hình thức tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất tiên tiến, phù hợp; tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất, liên kết với nông dân, chế biến và tiêu thụ sản phẩm… đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, bền vững chuỗi giá trị các ngành hàng nông sản chủ lực của tỉnh.

4. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của đơn vị trực thuộc Sở

– Từng bước đổi mới, hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý của đơn vị, ngành. Tăng cường cải cách thể chế, thủ tục hành chính, minh bạch thông tin, quy trình hóa công việc gắn với trách nhiệm cụ thể từng cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn lực vào những nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý, kiến tạo ra giá trị mới cho ngành, tăng cường phân cấp cho địa phương. Đổi mới tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức đảm bảo chất lượng năng lực chuyên nghiệp và đạo đức, trách nhiệm. Đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

5. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

– Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống số hóa cơ sở dữ liệu của đơn vị, lĩnh vực được giao, công cụ phục vụ chuyển đổi số trong nông nghiệp nông thôn để tạo cơ sở dữ liệu của ngành hướng đến kết nối đồng bộ, liên thông với các cơ sở dữ liệu quốc gia, lĩnh vực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

– Thực hiện xây dựng các đề án, kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp, phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp nông thôn. Xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã chuyển đổi số. Tăng cường đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng chính phủ điện tử. Phát triển khuyến nông điện tử.

– Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh công khai, minh bạch và cung cấp thông tin về các vấn đề của ngành được xã hội quan tâm để tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm.

6. Thu hút các nguồn lực để phát triển ngành nông nghiệp, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ tác động của thiên tai, dịch bệnh

– Tích cực huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn từ các thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội hiệu quả vào phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công; đồng thời, nâng cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tăng cường phân cấp đi đôi với giám sát, kiểm tra và đổi mới toàn diện thể chế quản lý đầu tư công, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công.

– Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tập trung cho các đột phá chiến lược phát triển ngành, nhất là hạ tầng trọng yếu. Ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch tăng cường và mở rộng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, khoa học công nghệ và đầu tư của nước ngoài phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành.

– Nắm chắc tình hình, tăng cường dự báo, nâng cao năng lực, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai. Thực hiện có hiệu quả các Luật, các Chiến lược, chương trình tổng thể, kế hoạch của quốc gia về phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

– Chủ động nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng công trình thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu.

– Bảo vệ, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên trong
ngành nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nước, nguồn lợi thủy sản và tài nguyên biển. Phối hợp tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

7. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế

– Nâng cao năng lực, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế về nông nghiệp và nông thôn. Đổi mới và nâng cao hiệu quả huy động, sử dụng nguồn vốn phát triển chính thức (ODA), tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thu hút có lựa chọn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

– Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ và giám sát thực hiện các điều ước và thỏa thuận quốc tế có hiệu quả.

8. Thực hiện tốt công tác giám sát, đánh giá; đẩy mạnh thi đua phát triển nông nghiệp bền vững

– Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý của ngành, đơn vị.

– Tập trung thực hiện tốt các phong trào thi đua thực hiện Kế hoạch và cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong toàn ngành, đơn vị.

– Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án của Kế hoạch thường xuyên, định kỳ 5 năm, hàng năm hoặc đột xuất. Rà soát, điều chỉnh các nhiệm vụ của Kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển, điều kiện thực tiễn.

– Xây dựng, triển khai hệ thống lập kế hoạch và giám sát ngành trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác, đồng bộ phục vụ công tác quản lý, quy hoạch và phát triển sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn yêu cầu các đơn vị dựa vào nội dung Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, để thực hiện xây dựng Chương trình, Kế hoạch thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đồng thời, tổ chức triển khai, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo từng đơn vị, lĩnh vực và góp phần thực hiện thành công các nội dung đề ra tại Kế hoạch.

Tham khảo: Kế hoạch của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk

Related Posts

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *